Diễn đàn Trường THCS An Phước
Chào mừng bạn đến với forum của Trường THCS An Phước !!!
Là khách viếng thăm thì sẽ thiệt thòi lắm đấy...
Nếu đã là thành viên, bạn chọn Đăng nhập.
Còn nếu chưa, hãy nhanh tay Đăng kí để có thể trải nghiệm tất cả chức năng của diễn đàn đi nào !!!
Diễn đàn Trường THCS An Phước
Chào mừng bạn đến với forum của Trường THCS An Phước !!!
Là khách viếng thăm thì sẽ thiệt thòi lắm đấy...
Nếu đã là thành viên, bạn chọn Đăng nhập.
Còn nếu chưa, hãy nhanh tay Đăng kí để có thể trải nghiệm tất cả chức năng của diễn đàn đi nào !!!
Diễn đàn Trường THCS An Phước
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Trường THCS An Phước

Trường THCS An Phước - Ấp 5, An Phước, Long Thành, Đồng Nai
 
Trang ChínhPortalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
-Thông điệp yêu thương- Admin gửi đến Mẹ: "Mai là 8-3, con chúc mẹ ngày càng đảm đang và xinh đẹp. Xin lỗi mẹ về những sai lầm của con trong thời gian qua, con sẽ cố gắng làm mẹ vui trong thời gian tới. Con yêu mẹ!"
-Thông báo- Bắt đầu từ 6-3-2012, forum sẽ hoạt động trở lại sau một thời gian im hơi lặng tiếng. Mong các bạn hoạt động nhiệt tình nhé! -Ad-
-Thông điệp yêu thương- Admin gửi đến Các bạn nữ: "Chúc các bạn có một ngày 8-3 thiệt là ý nghĩa."

 

 Các món ăn trong ngày tết ở Việt Nam.

Go down 
Tác giảThông điệp
thulinh09
Level 3
Level 3



Lớp : 93
Tổng số bài gửi : 36
Điểm : 82
Cảm ơn : 12
Ngày tham gia : 09/12/2011
Tuổi : 26

Các món ăn trong ngày tết ở Việt Nam. 	  Empty
Bài gửiTiêu đề: Các món ăn trong ngày tết ở Việt Nam.    Các món ăn trong ngày tết ở Việt Nam. 	  I_icon_minitimeSat Jan 07, 2012 8:53 pm

Kho tàng ẩm thực Việt Nam vô cùng rộng lớn, muôn hình muôn vẻ.Trong đó , các món ăn ngày Tết mới được gọi là bộc lộ hết được sự kì diệu , lạ kì biến hoá khôn lường của các món ăn. Món ăn Việt Nam như thế nào, mời mọi người thưởng thức.

1.Người Sài Gòn ăn Tết thế nào?

Người Sài Gòn ăn Tết không cầu kỳ bằng người Hà Nội, mâm cỗ đón xuân cũng đơn giản và không nhiều món như ở Huế... Sài Gòn ăn Tết bằng bánh tét. Nhà nào rộng rãi, đông người thì 27 Tết đã thấy lục đục sửa soạn nồi nấu bánh, trước là để cúng ông bà, sau biếu hàng xóm láng giềng.

Nếu so với bánh tét chay không nhân, chỉ có đậu đen, dừa nạo trộn với nếp hay bánh tét ngọt có nhân làm bằng đậu xanh xào đường hoặc nhân chuối thì đòn bánh tét mặn được chế biến công phu hơn nhiều.

Người ta trải gạo nếp trên lá chuối, rải lớp đỗ xanh lên, rồi mới đặt một miếng thịt mỡ to gần bằng ngón chân cái chạy dài suốt đòn bánh như một sợi bấc, xong cuộn tròn lại, buộc lạt thật chặt rồi đem nấu. Nhiều nhà cầu kỳ còn trộn thêm tôm khô, lạp xưởng, trứng vịt vào gạo nếp để gói bánh hoặc băm nhuyễn lá dứa, vắt lấy nước, trộn vào nếp để bánh có màu xanh và hương thơm dịu.
Khi bóc ra, khoanh bánh tròn trịa nằm gọn trong đĩa, nhân đậu xanh chín vàng ươm, miếng thịt heo đỏ hồng tươm cả mỡ trông rất đẹp mắt. Món này mà ăn kèm với dưa giá, kiệu chua hoặc củ cải ngâm nước mắm thì ngon tuyệt. Trong ba ngày Tết, nhà nào cũng chuẩn bị mâm cơm cúng ông bà để tỏ lòng thành kính. Ngoài những món không thể thiếu như tô canh khổ qua nhồi thịt, dĩa thịt kho tàu hay các loại chả giò, lạp xưởng, nem chua... mâm cỗ ngày Tết còn có một con gà luộc sẵn để đãi khách quý. Người Sài Gòn ăn gà không chặt theo miếng mà thích xé phay.

Gà luộc xé miếng trộn với hoa chuối hoặc bắp cải tươi thái mỏng, thêm rau răm, lá chanh cùng một ít gia vị như hành, ớt, tỏi, dấm và chút nước mắm ngon không gì bằng. Còn để mời khách lai rai, chủ nhà lúc nào cũng chuẩn bị sẵn vài ba món nhắm đã được chế biến sẵn như cá cơm kho khô, thịt bò sấy, mực tẩm hoặc tôm khô... khi cần là dọn lên dùng ngay mà đỡ công nấu nướng lích kích.

2.Món ăn ngày Tết ở miền Bắc

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Bây giờ cây nêu với tràng pháo đã thành dĩ vãng, câu đối cũng chỉ còn lại trong vài nhà hoài cổ. Chỉ còn lại có bánh chưng với dưa hành, những món mà chẳng có gia đình miền Bắc nào lại thiếu trong mâm cơm ngày Tết.

Bánh chưng xanh

Gạo gói bánh chọn nếp ngon thì bánh mới dẻo, thơm, để lâu ngày không bị lại gạo.
Tuỳ theo đặc điểm từng vùng có thể thêm bớt gia giảm nhân bánh, nhưng thông thường có: thịt, đậu, hành khô, hạt tiêu. Nhân bánh phải là thịt ba chỉ, đậu xanh thứ tốt, hành khô thái lát. Dù thời gian nấu bánh lâu (khoảng 14 tiếng) nhưng muốn nhân ngon, đậu xanh phải hấp chín trước, sau đó giã nhỏ, vắt thành từng nắm con để khi gói cho vào bánh cùng với thịt và hành.
Để có được chiếc bánh có màu xanh mướt mắt, khi gói lớp trong để mặt láxanh tiếp ráp với gạo. Bánh phải vuông vắn, đầy đủ góc cạnh thì khi đặt lên đĩa mới đẹp. Gói bánh hơi chặt tay vì nếu lỏng sau khi luộc sẽ nát, còn nếu quá chặt, hạt gạo nở ra làm bánh nát hay bục lá gói.
Có thể dùng khuôn để đóng gói, nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người gói bằng khuôn sẽ không vừa độ chặt nên khi luộc bánh dễ bị nứt.
Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa qua nước lã để làm sạch chất nhờn sẽ lâu bị thiu. Sau đó đến công đoạn ép cho bánh chặt, dùng một tấm ván đặt lên những chiếc bánh xếp trên cùng một mặt phẳng và để các vật nặng lên trên. Như vậy khi cắt bánh ăn không nát lại dẻo, cắn vào miệng bánh thơm lại bùi.

Dưa hành

Bánh chưng dẻo, béo, ăn dễ ngán đã có đĩa dưa hành chua chua, giòn giòn, khiến cho người thưởng thức ăn được nhiều hơn, ngon miệng hơn. Có lẽ câu “bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành”… cũng xuất phát từ đây.

Để có lọ dưa hành muối ngon, các bà nội trợ phải chuẩn bị từ rất sớm, trước Tết 15-20 ngày. Hành củ tươi được lột vỏ ngoài, rửa sạch. Một số người để nguyên cả vỏ muối, khi dọn ra đĩa mới bóc lớp vỏ ngoài.

Chọn loại hành tím thì mới cay và thơm ngon. Trước khi muối, ngâm hành vào nước gạo vài ngày để giảm bớt độ cay. Sau đó vớt ra, rửa sạch, để cho ráo nước. Kỹ thuật muối hành cũng rất đơn giản, chỉ cần pha nước sôi hơi ấm với một lượng muối vừa phải, cho thêm vào một ít đường, hoà tan rồi cho hành vào nén lại.

Không chỉ có bánh chưng, dưa hành mà mâm cơm tết của người Bắc còn đậm đà hương vị của món ngon xứ Bắc. Đó là đĩa gà luộc vàng ươm với những miếng thị béo mềm, thơm hương vị đặc trưng của gà ri xứ Bắc. Đó là khoanh giò lụa mịn như nhung được cắt làm 8 xếp khéo như một cánh hoa, ồng trắng trắng, chỉ cắn một miếng thôi cũng thấy ngọt dịu nơi đầu lưỡi bởi hương vị ngọt tự nhiên của thịt, vị thơm của nước mắm và hơi cay của hạt tiêu. Ngoài giò lụa còn có giò thủ với vị giòn tan của miếng mộc nhĩ, vị thơm đặc trưng của cánh nấm hương. Mấy năm gần đây người ta còn làm cả giò tai bằng giò sống trộn với ti lợn, nấm hương ăn rất thơm và ngon.
Không thể không nhắc tới món xào lăn bằng hoa lơ xanh, trắng với thịt bò hoặc thịt lợn thái mỏng điểm xuyết những bông cà rốt tỉa hình cánh hoa màu đỏ trông vừa vui mắt vừa đưa com hay làm món nhậu khai vị.

Bát canh măng, canh bóng cũng là hai loại canh truyến thống của người Bắc. Miếng bóng bì hay còn gọi là da lợn sau khi được làm sạch trở thành một món ngon đặc biệt khi được nấu cùng với nước xương hầm, giò sống viên, tôm nõn, thịt nạc, trứng cút, thả them vài lát hoa lơ màu xanh, màu trắng, Nước canh vẫn giữ được độ trong nhưng khi nếm vào mới cảm nhận được hết hương vị của rau, củ, quả, thịt trắng trong đó.

Tùy thuộc mỗi nơi, thành thị hay nông thôn mà mâm cỗ Tết của người Bắc được thêm bớt vài món. Đặc biệt là mâm cỗ Tết của người Hà Nội ngày xưa thì thực sự là một nghệ thuật ẩm thực. Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội đủ lệ bộ là bốn bát, sáu đĩa. Bát bóng nấu với chân tẩy, thịt lợn nạc và nước dùng gà, thêm ít tôm nõn. Chân tẩy là các loại củ như su hào, cà rốt được thái mỏng theo hình hoa cho ngon và đẹp mắt. Bát miến nấu lòng gà. Bát măng kho ninh với chân giò điểm vài củ hành hoa lên trên. Còn sáu đĩa là: đĩa xôi, thịt gà luộc, thịt đông, đĩa xào, đĩa giò lụa (hoặc giò xào) cá kho riềng, thêm đĩa nộm và dưa hành trắng muốt.Một số nhà giàu có ở Hà Nội xưa, còn có thêm một số món ăn cao cấp như: long tu, măng tây, vây, bóng thủ, nấm thả, chim hầm... Ngoài thịt gà luộc còn có gà rán hay thịt kho tàu, hạnh nhân xào, lạp xưởng, trứng muối, đĩa nộm bằng rau câu trộn với thịt. Người Hà Nội vốn chuộng hình thức, nên mâm lễ ngày Tết được bày biện khéo và đẹp mắt. Đĩa xôi gấc đỏ tươi, các món nấu được rắc hành, rau thơm lên trên xanh mướt. Đĩa nộm nhiều màu sắc hài hòa, rau mùi xanh, ớt đỏ, lạc rang vàng và su hào trắng, chỉ nhìn củng thấy ngon. Đó là mâm cỗ Tết của người Hà Nội, không chỉ ngon, bổ, mà nói như các cụ là còn được "Ăn cả bằng mắt".

Những món ăn trên mới ngon làm sao, chỉ mới đọc qua mà đã thèm rồi … không biết Admin có chịu nỗi không nhĩ…hihi…Từ bài viết trên nếu bạn nào học được cách nấu món ăn gì thì hãy trổ tài đầu bếp trong ngày Tết này nhé.Và nhớ rằng ăn tết thì đừng có gắng ăn cho nhiều nha , ăn đủ no là được rồi để bảo vệ sức khoẻ cũng như giữ gìn vóc dáng cân đối cho mình nha ( nhất là Admin đó). Cuối cùng xin chúc các mem một cái tết vui vẻ nha…




Về Đầu Trang Go down
 
Các món ăn trong ngày tết ở Việt Nam.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những phong tục tập quán trong ngày tết cổ truyền
» Học sinh "bơi" và "chết đuối" trong bài tập về nhà
» Học sinh ngày nay với "cảm nhận", "cảm xúc"
» nhung cau noi bat hu cua nguoi viet nam
» 100 bài viết diễn đàn An Phước

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Trường THCS An Phước :: Khác :: Khác-
Chuyển đến