Diễn đàn Trường THCS An Phước
Chào mừng bạn đến với forum của Trường THCS An Phước !!!
Là khách viếng thăm thì sẽ thiệt thòi lắm đấy...
Nếu đã là thành viên, bạn chọn Đăng nhập.
Còn nếu chưa, hãy nhanh tay Đăng kí để có thể trải nghiệm tất cả chức năng của diễn đàn đi nào !!!
Diễn đàn Trường THCS An Phước
Chào mừng bạn đến với forum của Trường THCS An Phước !!!
Là khách viếng thăm thì sẽ thiệt thòi lắm đấy...
Nếu đã là thành viên, bạn chọn Đăng nhập.
Còn nếu chưa, hãy nhanh tay Đăng kí để có thể trải nghiệm tất cả chức năng của diễn đàn đi nào !!!
Diễn đàn Trường THCS An Phước
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Trường THCS An Phước

Trường THCS An Phước - Ấp 5, An Phước, Long Thành, Đồng Nai
 
Trang ChínhPortalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
-Thông điệp yêu thương- Admin gửi đến Mẹ: "Mai là 8-3, con chúc mẹ ngày càng đảm đang và xinh đẹp. Xin lỗi mẹ về những sai lầm của con trong thời gian qua, con sẽ cố gắng làm mẹ vui trong thời gian tới. Con yêu mẹ!"
-Thông báo- Bắt đầu từ 6-3-2012, forum sẽ hoạt động trở lại sau một thời gian im hơi lặng tiếng. Mong các bạn hoạt động nhiệt tình nhé! -Ad-
-Thông điệp yêu thương- Admin gửi đến Các bạn nữ: "Chúc các bạn có một ngày 8-3 thiệt là ý nghĩa."

 

 Mẹ! Huyền thoại của đời con( tên bài do người biên soạn đặt)

Go down 
Tác giảThông điệp
hoa_hoctro27297
Level 3
Level 3



Lớp : 9/3
Tổng số bài gửi : 30
Điểm : 101
Cảm ơn : 20
Ngày tham gia : 11/08/2011
Tuổi : 27

Mẹ! Huyền thoại của đời con( tên bài do người biên soạn đặt) Empty
Bài gửiTiêu đề: Mẹ! Huyền thoại của đời con( tên bài do người biên soạn đặt)   Mẹ! Huyền thoại của đời con( tên bài do người biên soạn đặt) I_icon_minitimeThu Jan 05, 2012 12:41 pm



Cuối năm, từng cơn gió khô lạnh ùa xuống thung lũng làm tan nhanh những đám khói đồng mà hồi chiều bọn trẻ đốt lên để nướng sắn ăn. Mùa thu hoạch đã xong, cả bầu trời mặt đất đều phủ màu bàng bạc dễ khiến người ta nao lòng.

- Hiền, em có nhìn thấy mẹ không? Mẹ đang oằn vai gánh bó cây sắn kìa – Chị tôi nấc lên.

“Có, em thấy, thấy hết...Mẹ đang xếp cây sắn khô vào góc vườn làm củi đun, mẹ đang vỡ đất dưới vạt núi kia để ngoài Tết gieo ngô, mẹ còn thái sắn để phơi nữa. Cái áo xanh sĩ lâm bạc màu của mẹ loang lổ mồ hôi dù trời se lạnh…Rồi, tối đến mẹ còn dạy chị em mình học… Em vẫn nhớ như in mà chị”. – Tôi ôm lấy chị gái, nhủ thầm trong nước mắt.

Ngày mai là giỗ đầu mẹ tôi, chị em tôi về trước để mong tìm lại dáng hình mẹ, người đã cứu vớt, đã yêu thương dạy dỗ chị em tôi.

Bố mẹ mất như thế nào tôi không hề nhớ. Chỉ biết những ngày hè năm 1980, chị tôi lúc đó bẩy tuổi dắt tôi lên bốn lẻn ngồi tàu chở hàng từ Trình Xuyên đến ga Ninh Bình; lân la hết đầu đường xó chợ rồi xuôi xuống ga Ghềnh. Đói, nhưng hai chị em không dám về vì sợ “chú thím đánh chết”. Vạ vật ở đây khoảng ba ngày thì tôi lên cơn sốt, chị tôi chỉ biết ôm tôi khóc. Và người phụ nữ đó xuất hiện. Cô hỏi han chị tôi, sờ trán tôi, rồi hấp tấp bế tôi ra xe đạp đặt vào sọt bên trong có cái bì, cuộn lá chuối, nhúm muối, đùm gạo. Cô để chị tôi ngồi ở thanh ngang khung xe rồi gò lưng đạp vào con đường đất đồi ngoằn nghèo, khúc khuỷu. Được người phụ nữ chăm sóc, tôi khỏe lên rất nhanh.

Nơi chúng tôi ở là một ngôi chùa cổ bỏ hoang giữa vùng đồi núi trùng điệp. Trong nhà còn một đứa con trai tên Sơn hơn tôi một tuổi. Có chị em tôi, Sơn vui vì không còn thui thủi một mình. Sáng sáng người phụ nữ dậy sớm gánh nước từ sòng xa đổ đầy chiếc vại đầu hè rồi cô xếp bánh sắn đã luộc từ nửa đêm đèo ra ga Ghềnh bán. Khoảng chín giờ đã thấy thấp thoáng chiếc nón cũ và tấm áo bạc màu trong vườn sắn. Thời gian trôi qua, chị em tôi gọi cô là mẹ từ lúc nào không biết.

- Sao ngày ấy mẹ giỏi thế, không một đồng lương mà mẹ chưa bao giờ để chị em mình đói rách. Chị Hậu lại thầm thì.

Còn tôi, tôi thấy mẹ thật đẹp, thật dịu dàng khi tối tối lại dạy chị em tôi học. Bắt đầu là những ngày cuối tháng 8 năm 1981, mẹ tất bật xin những cối pin thối chà vào tấm gỗ nhỏ làm bảng, khâu lại túi sách cũ cho chị tôi và anh Sơn đi học. Hy vọng tràn đầy trên gương mặt mẹ nhưng lại tắt lịm: chị Hậu, anh Sơn không được nhận học vì xã không cấp khai sinh do anh Sơn không có bố và chị tôi không phải người địa phương. Mẹ khóc, lục tìm những kỷ vật: ảnh mẹ chụp cùng khoảng ba mươi cô gái thanh niên xung phong, ảnh một anh bộ đội cười rất tươi. Mẹ đi từ sáng đến tối mới về cùng một người phụ nữ. Người ấy ôm lấy anh Sơn khóc, nhưng chị Hậu, anh Sơn vẫn không được đi học. Chỉ biết rằng từ đó hằng tối mẹ tự dạy ba chị em học. Nét chữ tròn trịa của mẹ nổi bật trên tấm giấy dầu đen nhức. Mẹ bảo tôi: “Chữ x có giống cuộng rau muống con chẻ nghịch thả vào nước không? Chữ s có giống dáng con mèo ngồi không con?”. Tôi thích lắm đòi học cùng anh Sơn. Khoảng một tháng mẹ bỗng hốt hoảng: “Thôi chết bây giờ người ta thay cách viết rồi, chữ l, h, g…không có bụng nữa”. Chúng tôi lại học theo sách giáo khoa mới. Mẹ còn lên trường để liên hệ; đôi lúc các cô giáo lại ghé vào xem mẹ con tôi học. Tôi rất nhớ cách mẹ nâng cằm Sơn: “Con mẹ sáng dạ lắm, con đúng là con của người lính Trường Sơn dũng cảm”. Rồi mẹ vuốt tóc chị em tôi: “Hiền cũng thật thông minh, sau này làm cô giáo nhé. Còn Hậu là chị cả phải gương mẫu nghe con”. Niềm tin của mẹ truyền sang chúng tôi thật mãnh liệt giúp chúng tôi học rất nhanh.

Cứ thế hai năm trôi qua, rồi chúng tôi cũng được đến trường. Các thầy kiểm tra kiến thức tập đọc, toán, chính tả, tập làm văn thấy anh em tôi vượt xa một số bạn cùng lứa tuổi, ai cũng phục mẹ tôi. Tôi và anh Sơn cùng học lớp hai, chị tôi lớp ba. Không gì đầm ấm bằng cảnh trên kệ đá giữa chùa, ba đứa trẻ say sưa học bài, dưới đất mẹ ngồi giã, rây bột sắn để sớm mai có bánh sắn bán đổi gạo. Thấm thoắt cũng đến ngày tôi đỗ vào trường Cao đẳng Sư phạm, anh Sơn đỗ Đại học Nông nghiệp, còn chị tôi đã thành công nhân Nông trường Vùng Thượng. Trước khi tôi nhập trường, mẹ đã đưa chị em tôi về gặp lại chú thím. Chị Hậu phụng phịu: “Con không muốn về lại nơi đã hành hạ chị em con”. Lúc ấy mẹ rất buồn và nói: “Cái đói, cái nghèo làm con người ta quẫn trí. Chú thím con vì quá thiếu thốn nên hay đánh mắng các con. Cả con đẻ của chú ấy cũng bị đánh. Mẹ đã tìm về đó mấy lần, chú thím ấy ân hận lắm”. Ôi, mẹ! Mẹ đã giúp con hiểu trong cuộc sống không nên thù hận, phải luôn nhớ về cội nguồn. Nhờ có mẹ mà chị em con đã yên tâm về hương hỏa cha mẹ tổ tiên ở quê nhà. Mẹ ơi, chị em con ơn mẹ biết chừng nào. Từng trải rồi con mới hiểu: để tồn tại và nuôi dạy chúng con, mẹ đã vượt qua bao tủi cực, sự đàm tiếu của người đời. Anh Sơn (giọt máu của tình yêu giữa mẹ và người lính Trường Sơn) thì tận khi tìm thấy nhật ký của người cha – liệt sỹ, gia đình hai họ mới công nhận. Lúc ấy mọi người mới xót xa, mới trân trọng, khâm phục mẹ. Gần đây, đồng đội đã tìm về với mẹ, xã hội đã quan tâm đến mẹ, ngôi nhà tình nghĩa được dựng gần làng nhưng những ngày nhàn hạ của mẹ quá ngắn. Ngày mai, cháu con, người thân, bạn bè của mẹ sẽ về đông đủ, nhưng sao con thấy lạnh lẽo, trống vắng quá chừng. Ánh mắt trìu mến, thương yêu của mẹ, nét chữ tròn trịa của mẹ mới là điều con khao khát.

Ông trời ơi! Hãy cho hiện về đi cái bảng đen bằng tấm giấy dầu, trên đó là nét phấn của mẹ để cho tôi được trở lại vẹn nguyên niềm hạnh phúc học trò! Mẹ ơi! Trời đã tối rồi. Cho phép con được viết những dòng về mẹ gửi “Nét bút tri ân”. Có thể bài sẽ không được đăng vì mẹ không phải là cô giáo. Nhưng không sao, cuộc đời mẹ vẫn là kí ức tốt đẹp nhất của con, là lời nhắc nhở con phải biết vượt lên mọi khó khăn, sống ân nghĩa, thủy chung, nhân hậu.

Thị trấn Me, ngày 07 tháng 12 năm 2010

Vũ Như Trang 47 – phố Thống Nhất – Thị trấn Me Huyện Gia Viễn – tỉnh Ninh Bình
Về Đầu Trang Go down
 
Mẹ! Huyền thoại của đời con( tên bài do người biên soạn đặt)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Người cho con hiểu giá trị của tình yêu
» cậu bé 14 tuổi 3 lần cứu người
» nhung cau noi bat hu cua nguoi viet nam
» một người bạn trung thành
» 2011 và những câu chuyện lay động lòng người

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Trường THCS An Phước :: Giải trí :: Suy ngẫm-
Chuyển đến